ĐỂ PHỔ BIẾN RỘNG RÃI – NGÀY 30 THÁNG GIÊNG, 2018
THÔNG CÁO BÁO CHÍ:
MassAPIsCAN@gmail.com – 617.259.1503
Giles.Li@bcnc.net – 617.635.5129
Angie.Liou@asiancdc.org – 617.482.2380
LIÊN MINH CỦA TỔ CHỨC GỒM HƠN 50 SẮC TỘC VẬN ĐỘNG CHO DỰ LUẬT ASIAN AMERICAN DATA DISAGGREGATION TẠI BUỔI ĐIỀU TRẦN HOUSE BILL 3361
Dữ liệu chi tiết sẽ giúp phục vụ tương xứng hơn cộng đồng đa dạng người Mỹ gốc Á tại tiểu bang Massachusetts.
Hôm nay, một liên minh mở rộng gồm các cư dân thuộc nhiều chủng tộc và sắc tộc, những người ủng hộ, các nhà cung cấp dịch vụ và các đồng minh đã lên tiếng tại buổi điều trần công khai của Quốc hội tiểu bang để kêu gọi hỗ trợ mạnh mẽ dự luật H.3361 cho phép Tiểu bang thu thập các dữ liệu chi tiết về các nhóm người Mỹ gốc Á và đảo Thái Bình Dương lớn nhất.
Là những thành viên và các nhà lãnh đạo cộng đồng, chúng tôi hỗ trợ việc thu thập dữ liệu chi tiết vì chúng tôi hiểu tác động này sẽ gia tăng sự hiện diện cho các thành viên ít được phục vụ đúng mức và không được đại diện đúng lúc trong các cộng đồng gốc Á và đảo Thái Bình Dương.
Những người vận động mạnh mẽ trong cộng đồng người Mỹ gốc Á đã kêu gọi việc thu thập dữ liệu chi tiết từ nhiều thập niên qua. Chúng tôi cảm ơn tất cả các vị Dân Biểu đồng bảo trợ dự luật này, bao gồm tất cả các thành viên của Asian American Caucus: Dân Biểu Tackey Chan, Dân Biểu Donald H. Wong, Dân Biểu Paul A. Schmid, III, Dân Biểu Keiko M. Orrall, Dân Biểu Rady Mom, Thượng nghị sĩ Jason M. Lewis, Thượng nghị sĩ Barbara A. L’Italien, Dân Biểu Joseph W. McGonagle, Jr., Dân Biểu Steven S. Howitt, Dân Biểu Kay Khan, Dân Biểu Paul R. Heroux, Thượng nghị sĩ James B. Eldridge, Dân Biểu Marjorie C. Decker, Dân Biểu Byron Rushing, Dân Biểu Daniel Cahill, Dân Biểu Kevin G. Honan, Dân Biểu Bruce J. Ayers và Dân Biểu Elizabeth A. Malia. Chúng tôi cũng cảm ơn sự hỗ trợ của toàn thể Massachusetts Black and Latino Legislative Caucus cũng như của Dân Biểu Steven R. Ultrino.
Tuy Hoa Kỳ là một đất nước đa chủng tộc, chúng ta không thể chỉ lướt qua sự kiện là các nhóm nhỏ người Mỹ gốc Á và đảo Thái Bình Dương có những kinh nghiệm và thực tế khác nhau rất nhiều. Vì tình trạng và chính sách chống nhập cư đang gia tăng trên toàn quốc, nên nhiệm vụ cấp thiết của tiểu bang là phải bảo vệ cộng đồng di dân trong chúng ta – nhưng nếu không có dữ liệu chính xác, thì thật rất khó hiểu được nhu cầu của những cộng đồng này. Những thực tế này được các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Á Mỹ ở đại học UMass-Boston nêu ra khi dùng bản Khảo sát Cộng đồng Hoa Kỳ của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ:
- Khi cố gắng tìm hiểu người Mỹ gốc Á tại Massachusetts như một tổng thể, thì lợi tức trung bình của một gia đình là 81.505 đô la, nhưng theo dữ liệu chi tiết của hai nhóm đông nhất trong cộng đồng tị nạn Đông Nam Á tại tiểu bang thì lợi tức trung bình của một gia đình Việt Nam là $56,895 và $ 57,290 cho một gia đình người Campuchia.
- Khi tổng hợp tất cả người Mỹ gốc Á với nhau, 35% cho rằng họ nói tiếng Anh ở mức “rất tốt”, trong khi đó 61,2% người Việt cho biết có trình độ Anh ngữ hạn chế hơn.
- Tình trạng nghèo túng nói chung của gia đình người Mỹ gốc Á tại Massachusetts là 8,4% nhưng theo dữ liệu chi tiết chỉ ra tỷ lệ nghèo túng của các gia đình Việt Nam là 15,6% và của các gia đình Campuchia là 16,7%.
- Trình độ học vấn của từng nhóm nhỏ gốc Á khác biệt rất nhiều, nếu không có dữ liệu chi tiết, thì 57.5% người Mỹ gốc Á ở Massachusetts có bằng cử nhân trở lên; nhưng các dữ liệu chi tiết cho thấy tỷ lệ này chỉ là 25,9% cho người Việt Nam và 14,9% cho người Campuchia.
Như những dữ liệu này chỉ rõ, nhãn hiệu “Người châu Á giỏi” nói chung không phản ánh sự chênh lệch lớn lao giữa các nhóm sắc tộc. Mặc dù số liệu thống kê chi tiết ở trên đã được thu thập ở cấp liên bang, ở cấp địa phương vẫn cần có nhiều dữ liệu khẩn thiết nên được thu thập qua các cơ quan tiểu bang.
Các con số thống kê dựa trên những dữ liệu chi tiết cho phép chúng ta thiết lập các dịch vụ thích hợp nhằm giải quyết vấn nạn kinh tế, xã hội và y tế của các cộng đồng Châu Á đáng được quan tâm.