Boston Có Thể Đã Tìm Ra Chìa Khóa Thành Công Cho Lớp Mầm Non Phổ Quát (Universal Pre-K)

Khi đề cập đến việc thiết lập cho trẻ các kỹ năng sống suốt đời, các chương trình mầm non đã cho thấy nhiều kết quả khác nhau. Phải chăng Boston đã tìm ra được công thức thành công?

Teacher Nguyen Ha leads a class at the Âu Cơ Preschool program, which operates inside a Vietnamese community center in Boston.Giáo viên Nguyễn Hà hướng dẫn một lớp học tại trường mẫu giáo Âu Cơ, toạ lạc bên trong một trung tâm cộng đồng người Việt ở Boston. (Ảnh của Kayana Szymczak / HuffPost)

BOSTON ― Mười sáu đứa trẻ 4 tuổi đang đứng sát cạnh nhau bên trong một lớp học được trang trí rực rỡ, đứa cười toe toét, đứa khúc khích và hơi bồn chồn một chút khi chuẩn bị hát về mặt trời. Các em đang diễn tập cho buổi “tốt nghiệp” sắp tới sau năm học tại một trong những chương trình mầm non miễn phí của Boston. Khi bài hát bắt đầu, chúng nghiêng mình gần như đồng nhịp: đong đưa từ bên này sang bên kia, vẫy tay lên không rồi sau đó nhặt những bức tranh mặt trời đã vẽ trước đó.

Nhưng đối với ông Jason Sachs, giám đốc lâu năm của hệ thống mầm non Boston, điệu múa không phải là vấn đề đáng nói. Mà là tác phẩm nghệ thuật.

Ông hào hứng nói với tôi: “Hãy nhìn vào những bức ảnh, mỗi cái đều khá khác nhau. Một mặt trời thì to, tròn, vàng và có khuôn mặt phúc hậu. Một cái khác chỉ là một lưỡi liềm ló dạng trên một đám cây nhuộm màu sắc rực rỡ. Điều đó cho thấy trẻ đang học cách tự suy nghĩ, ngay cả lúc sinh hoạt trong nhóm được lên kế hoạch cẩn thận”. Ông Sachs giải thích: “Tất cả đều là chủ ý. Đó là cách chúng tôi thiết kế chương trình giảng dạy.”

Trong vài giờ tới, tại chương trình này và một chương trình khác ở một khu vực khác của thành phố, ông Sachs sẽ chỉ ra hàng chục chi tiết khác, theo ông, tiết lộ chiến lược chuẩn bị lớp mẫu giáo của Boston. Có những thứ chúng ta có thể thấy, chẳng hạn như các lớp sinh hoạt đầy những hình ảnh minh họa nhấn mạnh các kỹ năng mà trẻ sẽ phải phát triển qua những trò chơi. Và bên cạnh đó là những thứ chúng ta không nhìn thấy, chẳng hạn như trả mức lương cao để thu hút và giữ chân những giáo viên lành nghề nhất.

Ông Sachs cho rằng tất cả những điều này bổ sung vào một công thức thành công cho lớp mầm non – và mẩu đó cũng có thể hữu hiệu cho các cộng đồng khác nữa. Không chỉ mình ông nghĩ như vậy.

“Mầm non phổ quát,” được hiểu là trường mầm non miễn phí, do chính phủ tài trợ dành cho trẻ 4 và (đôi khi) 3 tuổi, thường có một số mục đích liên quan với nhau. Đó là một cách để đảm bảo rằng tất cả trẻ đều sẵn sàng vào lớp mẫu giáo, đặc biệt chú trọng đến trẻ thuộc gia đình có thu nhập thấp và những trẻ khác có thể không được chuẩn bị nếu không có sự trợ giúp nào đó của chính phủ. Đây cũng là một nguồn chăm sóc trẻ có phẩm chất, đáng tin cậy cho các bậc cha mẹ muốn hoặc cần phải làm – và, cũng là một cách để củng cố lực lượng lao động, điều này rất tốt cho nền kinh tế.

Jason Sachs, executive director for early childhood at Boston Public Schools, poses for a portrait at the Âu Cơ Preschool. He has been with Boston's program since former Mayor Thomas Menino first launched it in 2005.Jason Sachs, Giám đốc Điều hành Mầm non của Trường Công Boston, ảnh chụp tại trường Mầm non Âu Cơ. Ông đã tham gia chương trình của Boston từ khi cựu Thị trưởng Thomas Menino triển khai chương trình này vào năm 2005. (Ảnh của Kayana Szymczak / HuffPost)

Các phiên bản của mầm non phổ quát đã tồn tại ở hơn một tá tiểu bang và đó không chỉ là những nghi phạm cấp tiến thường nghĩ. Các tiểu bang Georgia, Oklahoma và Tennessee đều có chương trình này. Sự nhiệt tình lan rộng trong lưỡng đảng là một lý do khiến những người ủng hộ đặt nhiều hy vọng vào một đề xuất năm 2021 để đẩy mạnh khái niệm này ra toàn quốc. Ý tưởng là chính phủ liên bang sẽ nhận tài trợ phần lớn cho bất kỳ tiểu bang nào muốn thử.

Sáng kiến này là một phần của chương trình nghị sự về mầm non rộng lớn hơn trong đạo luật mà Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ đang gọi là “Xây dựng lại Tốt hơn”. Nhưng hàng trăm tỷ đô la chi tiêu mới được đề xuất cho các chương trình đó là quá nhiều đối với Thượng nghị sĩ Joe Manchin (D-W.Va.) và một số đảng viên Đảng Dân chủ bảo thủ khác – chưa kể đến các đảng viên Cộng hòa, theo những người mà tiêu số tiền đó chẳng thấy chút nào là thành công.

Và vấn đề không chỉ do tiền bạc gây ra. Trong số các chuyên gia hoạch định chính sách, một loạt câu hỏi tiềm tàng về việc liệu một sáng kiến ​​lớn về mầm non thậm chí có tạo ra kết quả thuận lợi hay không, dựa trên một loạt các phát hiện đáng nản lòng từ các nghiên cứu về một số chương trình hiện có.

Để khắc phục những ngờ vực và biến chương trình mầm non trên toàn quốc thành hiện thực, những người ủng hộ có thể sử dụng thêm bằng chứng cho thấy các chương trình như vậy có thể hiệu quả ― không chỉ trong các chương trình thí điểm nhỏ, được kiểm soát cẩn thận mà còn ở quy mô lớn, trong một khoảng thời gian dài. Ông Sachs và các đồng nghiệp thấy rằng họ đã làm được điều đó ở Boston.

A child plays with building blocks at the Âu Cơ Preschool. Trẻ đang chơi xếp hình tại Trường mầm non Âu Cơ. (Ảnh của Kayana Szymczak / HuffPost)

Họ có được một trường hợp điển hình. Nhìn thấy các lớp học, lắng nghe những người hướng dẫn và quản lý, nói chuyện với những nhà phân tích bên ngoài, không khó để tin rằng chương trình ở Boston đang thành công trong khi một vài nơi khác đã thất bại. Nhưng câu chuyện về Boston cũng đi kèm với một số lưu ý quan trọng, chẳng hạn như tầm quan trọng của môi trường chính trị địa phương sẵn sàng hỗ trợ và nuôi dưỡng lứa tuổi mầm non, đồng thời cung cấp sáng kiến cho những nguồn lực cần thiết để thành công.

Truyền thống Boston, Suốt bốn thế kỷ qua

Cam kết giáo dục của Boston gần như lâu đời như chính tuổi của thành phố. Chính những người theo Thanh giáo ở Boston đã thành lập trường công đầu tiên của quốc gia vào năm 1635 và sau đó bốn năm là trường tiểu học công đầu tiên. Vào đầu những năm 1800, hậu duệ của họ nằm trong số những nhà lãnh đạo dân sự và các nhà từ thiện đã thành lập “trường dành cho trẻ” để giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khó có thể không nhận được cách giáo dục thích hợp ở nhà.

Sự thôi thúc để nuôi dưỡng cho trẻ không bao giờ bị quên lãng. Vào những năm 1990, Boston thiết lập chương trình mầm non trong hệ thống trường công, nhắm đến chỉ vài trăm trẻ thuộc gia đình có thu nhập thấp. Sau đó, vào năm 2005, Thị trưởng Thomas Menino đề xuất cung cấp chương trình này cho bất kỳ gia đình nào muốn, bất kể thu nhập. Đó là một lời hứa táo bạo, và không chỉ đơn giản là kéo theo việc mở rộng mạnh mẽ. Trước đây chưa từng có thành phố nào thử bất cứ chương trình nào lớn như vậy.

Với sự giúp đỡ của nhiều nguồn tài trợ bên ngoài, Boston dành đủ tiền để khởi động sáng kiến này đến mức vào thời điểm thị trưởng Menino rời nhiệm sở năm 2014, chương trình đã phục vụ cho khoảng 2.000 trẻ em. Thị trưởng kế nhiệm Marty Walsh, dành nhiều tiền hơn cho lớp mầm non và mở rộng chương trình để các tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận có thể tham gia nếu họ có thể đáp ứng các tiêu chuẩn của hệ thống và đồng ý hoạt động dưới sự giám sát của Trường Công Boston.

Ngày nay, 4.000 trẻ, tức khoảng hai phần ba số trẻ 4 tuổi của thành phố, tham gia một trong các chương trình công hoặc tư thuộc hệ thống lớp mầm non của Boston. Các viên chức thành phố nói rằng có đủ chỗ cho trẻ của bất kỳ gia đình nào muốn, tuy với lời cảnh báo rằng những chỗ này không phải lúc nào cũng mở ở những khu vực mà các gia đình cần. Do đó, một số phụ huynh phải lựa chọn giữa việc đưa con mình vào một chương trình tư gần nhà (có thể rất tốn kém) hoặc một trường công ở xa (đòi hỏi thời gian và tiền bạc cần tốn cho việc đi lại).

Tình hình có thể đặc biệt khó khăn đối với những gia đình có thu nhập thấp, là những gia đình cần được giúp đỡ nhiều nhất. Thành phố đáp ứng bằng cách cải thiện công tác tiếp cận cộng đồng (các cuộc khảo sát cho thấy có nhiều phụ huynh trong số này thậm chí còn không biết có lớp mầm non miễn phí) và giúp việc ghi danh dễ dàng hơn – đồng thời tìm cách mở rộng chương trình hơn nữa.

Một ngân khoản mới trị giá $20 triệu đô la đầu tư sẽ tạo thêm chỗ cho trẻ 3 tuổi và cho phép các chương trình chăm sóc trẻ tại nhà tham gia nếu chúng đạt đủ các tiêu chuẩn của hệ thống. Hy vọng là có thể nhận thêm 1.000 trẻ, đặc biệt lưu tâm đến các khu vực hiện đang thiếu hụt các tiện nghi, như một phần trong chương trình nghị sự của Thị trưởng mới Michelle Wu nhằm biến Boston thành thành phố thân thiện với gia đình nhất trong cả nước.”

Tập trung vào phẩm chất ― Và tin cậy vào nghiên cứu

Mặc dù việc giám sát chương trình đã thay đổi từ thị trưởng này sang thị trưởng khác và từ hội đồng giáo dục này sang hội đồng giáo dục khác, nhưng sự nhiệt tình của Boston đối với các chương trình mầm non nói chung và mẫu giáo nói riêng là không thay đổi. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của nhiệt tình đó là sự hỗ trợ dành cho ông Sachs, người mà thị trưởng Menino đầu tiên bổ nhiệm điều hành cơ quan mầm non mới thành lập của thành phố vào năm 2005.

Ông Sachs nói với tôi: “Tôi luôn luôn liên lạc thẳng với tổng giám đốc học vụ, và thẳng với thị trưởng”.

Boston Mayor Michelle Wu delivers her first State of the City address in January. She has plowed more city money into pre-K and said she wants to make Boston the "most family-friendly city in the country."Thị trưởng Boston Michelle Wu đọc diễn văn đầu tiên về Tình trạng của Thành phố vào tháng Giêng. Bà cho biết thành phố đầu tư thêm tiền vào lớp mầm non và tuyên bố muốn biến Boston thành “thành phố thân thiện với gia đình nhất trong cả nước”. (Ảnh của MediaNews Group/Boston Herald qua Getty Images)

Điều đó giúp ông Sachs chưa bao giờ là một người ngoài cuộc thực sự. Thị trưởng Menino đã thuê ông từ Sở Giáo dục thành phố, nơi ông đang giám sát các chương trình mầm non tập trung. Ông Sachs cũng có bằng tiến sĩ tại Trường đại học Giáo dục Harvard, nơi ông viết luận án với đề tài: liệu các trường mầm non được xếp hạng phẩm chất cao hơn có mang lại kết quả tốt hơn hay không, đặc biệt tập trung vào tác động khác nhau đối với trẻ thuộc các gia đình có thu nhập thấp và trung bình.

Nghiên cứu đó đã giúp thuyết phục ông rằng lớp mầm non có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của trẻ em, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn, nhưng chỉ khi các chương trình được tổ chức phù hợp. Trong vài năm tới, ông cùng với nhóm đang phát triển của mình tập trung vào việc biến niềm tin đó thành hiện thực.

Theo Christina Weiland, giáo sư Đại học Michigan và là chuyên gia về các chương trình mầm non, người đã nghiên cứu kỹ lưỡng về chương trình của Boston cho biết: ở các thành phố và tiểu bang khác, ưu tiên hàng đầu chỉ là tạo đủ chỗ trong các lớp mầm non cho tất cả gia đình có con gởi đến. Và thậm chí ở một số nơi, phẩm chất cũng không ưu tiên áp dụng đúng mức theo một nghiên cứu sẵn có, bà Weiland nói với báo HuffPost.

Bà Weiland phát biểu: “Boston đã thực sự, hết lòng tập trung vào phẩm chất trong một thời gian dài và nổ lực cụ thể từng chi tiết, theo phương cách mà nhiều nơi chưa theo được”.

Để làm được điều này, Boston đã dựa trên chương trình giáo dục mầm non được phát triển bởi một số nhà nghiên cứu mầm non có uy tín nhất trên toàn quốc và sau đó từng bước điều chỉnh qua nhiều năm dựa trên nghiên cứu nội bộ về những gì hiệu quả và những trở ngại. Nếu có một nguyên tắc căn bản duy nhất, là ý tưởng cho rằng một đứa trẻ 4 tuổi có thể học và suy nghĩ cao hơn — thì đủ chứng minh rằng, ngay cả khi mới lên 4, trẻ cũng có thể phát triển các kỹ năng phân tích mà chúng sẽ sử dụng sau này trong cuộc sống.

Top left: A view of a classroom in the Âu Cơ Preschool. Top right: Children's artwork on display. Bottom left: "Learning through play" at the preschool. Bottom right: Children sitting in chairs at the Âu Cơ Preschool.Bên trái trên: Quang cảnh một lớp học tại Trường Mầm non Âu Cơ. Bên phải trên: Các bức vẽ nghệ thuật của trẻ được trưng bày. Bên trái dưới: “Học mà chơi” ở trường mầm non. Bên phải dưới: Trẻ đang ngồi trên ghế tại Trường mầm non Âu Cơ. (Ảnh của Kayana Szymczak / HuffPost)

Trọng tâm vẫn là học tập dựa trên vui chơi, với rất nhiều hoạt động ở các “trung tâm” thực hành đầy màu sắc quanh phòng để thu hút sự chú ý của trẻ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động đều có chủ đề cụ thể, theo một trình tự mà chương trình giảng dạy đưa ra trong suốt cả năm. Chương trình giảng dạy cũng xây dựng ngữ âm, từ vựng và số đếm mà giáo viên giới thiệu thông qua giờ kể chuyện và các bài tập nhóm khác và các hoạt động tập trung sau đó củng cố thông qua ảnh vẽ nghệ thuật, âm nhạc và trò chơi.

Chương trình giảng dạy cũng nhấn mạnh các kỹ năng tư duy phản biện, bằng cách – ví dụ – để trẻ viết kịch, trình bày và sau đó nhận phản hồi từ những trẻ khác.

Kristin McSwain, giám đốc văn phòng mầm non của Boston và là cố vấn cấp cao của thị trưởng cho biết: “Những giáo viên này có một chương trình giảng dạy dựa trên trò chơi, tập trung vào tất cả những điều quan trọng khác nhau đối với những bộ não nhỏ bé đang phát triển. Vì vậy, không chỉ là về đọc, viết và làm toán. Đó đúng là đọc, viết và làm toán ― và thêm chia sẻ, trải nghiệm những điều mới cũng như học hỏi. Tôi nghĩ đây chính là phần lớn giải thích lý do tại sao đường lối này thành công”.

Chú tâm vào Giáo viên – và Trả lương cho họ xứng đáng

Nền tảng của chương trình mầm non Boston là tính đồng nhất trên các phương diện. Tại các chương trình tôi đến thăm, tôi phát hiện ra các điểm sinh hoạt giống nhau tập trung vào ánh sáng và bóng mờ như từng giai đoạn của chương trình giảng dạy được thiết kế để giới thiệu khoa học cho trẻ. Nhưng hệ thống cũng cho phép các chương trình riêng lẻ tự điều chỉnh cách tiếp cận dựa trên nhu cầu đặc biệt của trẻ và cộng đồng chung quanh.

Đó không phải là chuyện nhỏ, so với sự đa dạng của Boston. Thành phố có 10% người châu Á, 20% gốc Tây Ban Nha, 24% da đen và 44% da trắng không phải gốc Tây Ban Nha, theo Cục Kiểm tra dân số. Nó cũng bao gồm một số cộng đồng nhập cư có đầy trẻ từ các gia đình mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ ― hoặc, trong một số trường hợp, không biết một chút tiếng Anh nào.

A bulletin board at the Âu Cơ Preschool, which operates in a predominantly Vietnamese neighborhood and embraces a bilingual approach.Một bảng thông tin tại Trường Mầm non Âu Cơ, hoạt động trong một khu có đông cư dân là người Việt và dùng song ngữ. (Ảnh của Kayana Szymczak / HuffPost)

Một trong số đó là khu phố rất đông người Việt, nơi tôi thấy có những đứa trẻ ca hát, đang theo học Trường mầm non Âu Cơ, hoạt động trong một tổ chức cộng đồng phi lợi nhuận. (Âu Cơ là một nhân vật người mẹ trong thần thoại Việt Nam.) Buổi biểu diễn bằng tiếng Việt, cũng như câu chuyện được một giáo viên đọc lớn. Các bảng hiệu quanh phòng gần như là song ngữ.

Sự thành công của chương trình giảng dạy đó hoàn toàn tùy thuộc vào những người thực hiện và mục tiêu chính của chương trình ở Boston là thu hút các giáo viên có trình độ. Tất cả đều phải có bằng cử nhân và, nếu họ tham gia một trong những chương trình do Trường Công Boston điều hành trực tiếp, họ phải (giống như tất cả giáo viên trường công lập Boston) có bằng thạc sĩ về giáo dục hoặc phát triển trẻ trong vòng năm năm kể từ khi bắt đầu.

“Bạn có thể có một hệ thống tuyệt vời,” theo bà TeeAra Dias, một trong những phụ tá hàng đầu của Sachs tại văn phòng mầm non từ năm 2015. “Nhưng nếu bạn không có đúng người thực hiện, sẽ không thành công được — nó sẽ trở nên vô dụng.”

TeeAra Dias, who is now serving as interim executive director of universal pre-K at Boston Public Schools, poses for a portrait at the department's office.Bà TeeAra Dias, hiện đang là quyền giám đốc điều hành của chương trình mầm non phổ quát tại Trường Công Boston, ảnh chụp tại văn phòng. (Ảnh của Kayana Szymczak / HuffPost)

Gần đây, đã có cuộc tranh luận về việc liệu bằng cấp có thực sự quan trọng trong việc chăm sóc trẻ hay không, đặc biệt là ở lứa tuổi còn nhỏ ― như một số người nói ― sự chăm sóc và tận tụy mà trẻ cần, có thể đến từ một người không được đào tạo bài bản. Nhưng ít nhất là đối với lớp mầm non, ông Sachs và các nhà lãnh đạo khác trong chương trình của Boston cho biết, việc đào tạo là vô cùng cần thiết dựa trên những gì họ đang cố gắng đạt được.

Và nó không chỉ dừng lại ở trình độ mà những người hướng dẫn đạt được ở trường đại học. Chương trình duy trì một đội ngũ huấn luyện viên toàn thời gian thường xuyên đến thăm các lớp học, đưa ra phản hồi và hướng dẫn cho giáo viên. Các viên chức nói với HuffPost rằng ý tưởng không chỉ đơn giản là để đảm bảo rằng giáo viên đang sử dụng chung “các phương pháp hay nhất”. Mà có một sự tập trung liên tục, rõ ràng vào việc liệu các bài học trong chương trình giảng dạy có được trẻ tiếp thu hay không.

Điều đó nghe có vẻ tẻ nhạt và thật dễ tưởng tượng ra một phiên bản mà những người hướng dẫn không hài lòng với diễn tiến này. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây từ  Hiệp hội Thực hành Nghiên cứu Thời thơ ấu của Boston, do một nhóm học giả bên ngoài điều hành với sự giúp đỡ của thành phố, đã phát hiện ra điều ngược lại.

Các giáo viên cho biết họ thích được theo dõi một phần vì giao tiếp diễn ra cả hai chiều. Họ có cơ hội cân nhắc về những gì được cho là hiệu quả hay không, và thông tin đó sẽ được gửi về văn phòng chính. Sau đó, các quản trị viên chương trình dùng thông tin này, cùng với những gì họ nghe được từ các giám đốc chương trình, để điều chỉnh chương trình giảng dạy.

Mary Kinsella Scannell, người đã làm việc trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em hơn 30 năm và là người giám sát lớp mầm non, nơi cô là phó chủ tịch của Boys & Girls Clubs của Dorchester, cho biết: “Tôi nghĩ rằng họ thật tuyệt vời khi lắng nghe những người trong lĩnh vực này, những người có đầy kinh nghiệm”.

The Boys & Girls Clubs of Dorchester, site of another universal pre-K program.Boys & Girls Clubs ở Dorchester, một địa điểm khác của chương trình mầm non phổ quát. (Ảnh của Kayana Szymczak / HuffPost)

Teacher Olivia Scannell instructs students on how to build a ramp for toy cars in the pre-K program at the Boys & Girls Clubs of Dorchester.Giáo viên Olivia Scannell đang hướng dẫn học sinh cách ráp đường dốc cho xe đồ chơi trong chương trình mầm non tại Boys & Girls Clubs của Dorchester. (Ảnh của Kayana Szymczak / HuffPost)

Việc các nhân viên trong chương trình của Boston có được lương tương xứng giúp ích rất nhiều. Giáo viên trong các chương trình của trường Công Boston là một phần của nghiệp đoàn giáo chức và được trả lương giống như giáo viên K-12. Những giáo viên tư nhân không thuộc nghiệp đoàn, có nghĩa là, trong số những thứ khác, họ không có được những quyền lợi tương tự.

Đó là một điểm căng thẳng đang diễn ra trong chương trình. Tuy mức lương khởi điểm như nhau, nhưng lương giáo viên vẫn bị chênh lệch so với mức lương mầm non mà tư nhân thường trả ở các vùng khác của đất nước.

“Mức lương ở Boston rất cao,” Ông Greg Duncan, giáo sư tại Đại học California, Irvine, nhà nghiên cứu lâu năm về các chương trình mầm non, nói với HuffPost. “Thật khó mà biết chính xác nó tạo khác biệt ra sao, nhưng chắc chắn không gây hại gì mà lại có thể giúp ích rất nhiều.”

Ông Weiland đồng ý và cho rằng đây là một trong những bài học quan trọng nhất mà Boston có thể làm gương cho mọi phần còn lại của đất nước.

Ông Weiland nói: “Thật khó để tưởng tượng rằng bạn sẽ đưa lớp mầm non đến mốc điểm được tôn trọng và giáo viên có mức lương xứng đáng mà không phải so bì với cấp K-12. Và nếu bạn không làm được điều đó, thì bạn sẽ phải đối mặt với loại thùng bị rò rỉ, khi mà người của bạn lấy được bằng cấp… họ sẽ ra đi, vì vậy tất cả khoản đầu tư phẩm chất mà bạn định thực hiện sẽ cạn kiệt vì mức xoay chuyển cao hơn trong các hệ thống không có tính cạnh tranh này.”

Trong giới học thuật và chính trị, hầu hết các cuộc thảo luận về việc liệu chương trình mầm non có “khả thi” hay không đều tập trung vào nổ lực cải thiện kết quả cho trẻ thuộc gia đình có thu nhập thấp. Một số bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy nó có thể đến từ một cặp thí nghiệm nổi tiếng từ những năm 1960, Trường Mầm non Perry ở Michigan và Dự án Abecedarian ở North Carolina, nơi trẻ em không chỉ học giỏi hơn ở trường mà còn đạt được thành công lớn hơn khi trưởng thành.

­­­­Những kết quả đó là một trong những lý do khiến lớp mẫu giáo trở nên phổ biến, với rất nhiều chương trình xuất hiện trên khắp đất nước. Nhưng các nhà nghiên cứu theo dõi các chương trình mới hơn, lớn hơn này thường nhận thấy chúng không tạo ra kết quả tương tự. Trẻ có thể vào mẫu giáo với các kỹ năng đọc viết hoặc làm toán được cải thiện, nhưng hiệu quả sẽ giảm dần trong vòng một hoặc hai năm. Các nghiên cứu về một chương trình cá biệt, chương trình của Tennessee, thậm chí còn tạo ra kết quả đáng nản lòng hơn: bằng chứng cho thấy một số trẻ thực sự trở nên tệ hơn sau một vài năm.

Các nghiên cứu ban đầu về chương trình tại Boston của Weiland và các nhà nghiên cứu khác đã tạo ra một bức tranh khá phức tạp. Trẻ đến trường mẫu giáo với sự tiến bộ rõ rệt về khả năng ngôn ngữ, đọc viết và làm toán, cũng như các kỹ năng “chức năng điều hành”“tự điều chỉnh” cơ bản, là nền tảng cho sự thành công trong tương lai ở trường học và cuộc sống khi trưởng thành. Nhưng đến cuối năm lớp ba, tác động nhỏ hơn nhiều. Nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết sự giảm sút là từ lớp mẫu giáo cho đến cuối năm lớp ba, sự gia tăng chỉ ảnh hưởng đối với học sinh ở các trường có điểm học tổng thể cao hơn.

Teacher Elizabeth Nguyen reads a book to students in the pre-K program at the Boys & Girls Clubs of Dorchester.Cô giáo Elizabeth Nguyễn đọc sách cho học sinh lớp mầm non tại Boys & Girls Clubs ở Dorchester. (Ảnh của Kayana Szymczak / HuffPost)

Các nhà nghiên cứu lý luận rằng có thể thủ phạm là kiểu giáo dục mà trẻ nhận được khi chúng bắt đầu đi mẫu giáo, trong đó bài học tập trung vào việc phát triển nhiều kỹ năng mà học sinh tốt nghiệp mầm non Boston đã có sẵn, nhưng thông qua một cách học tương đối khá nhạt nhẽo, ít tương tác hơn mà không có nội dung phong phú giống nhau.

Với bằng chứng rõ ràng đó, ông Sachs và các đồng nghiệp đã làm việc với Trường công Boston để thành lập một văn phòng giáo dục mầm non mới với nhiệm vụ cải tiến chương trình giảng dạy cho đến lớp hai để củng cố các kỹ năng và kỹ thuật mà lớp mầm non đang phát triển. Ông Weiland, người đang tiến hành các nghiên cứu về kết quả, cho biết tuy những kết quả ban đầu rất hứa hẹn, nhưng vẫn còn là dự kiến.

Một nguồn tin đáng khích lệ khác về Boston là một bài báo riêng biệt, được các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts xuất bản hai năm trước. Cuộc nghiên cứu mặt khác (vẫn đang tiếp diễn) theo dõi những đứa trẻ từ khi còn là một phần của phôi thai, phiên bản của chương trình những năm 1990 đã phát hiện ra sự cải thiện kỹ năng quen thuộc này “mất dần” sau một vài năm. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, sau này khi lớn lên, những đứa trẻ đã trải qua lớp mầm non ít bị vướng mắc ở trại cải huấn vị thành niên hơn mà có nhiều khả năng vào đại học hơn.

Những phát kiến này phù hợp với lý thuyết rằng lớp mầm non dạy các kỹ năng dẫn đến thành công trong tương lai, đó là điều mà các nghiên cứu của Perry và Abecedarian tìm thấy — và một số nghiên cứu mới được công bố trên Head Start cũng chứng minh điều đó.

Liệu tất cả những điều này có thêm là một lý do hấp dẫn để tài trợ cho lớp mầm non hay không rõ ràng là một câu hỏi phức tạp. Ngay cả ông Duncan, người hết lời khen ngợi chương trình Boston, cũng cảnh báo rằng có bằng chứng cho thấy đây là một câu chuyện phức tạp, với nhiều câu hỏi chưa được trả lời về tác động chính xác của chương trình và điều gì cần thiết để đảm bảo lợi ích ban đầu từ các chương trình mầm non thành công.

Với sự không chắc chắn đó, quả thật không khó để hiểu tại sao một số nhà hoạch định chính sách có thể thích cách thay thế sử dụng tiền của chính phủ, cho dù đó là cho các chương trình giáo dục sớm nhỏ hơn, có mục tiêu hơn hay trợ cấp tiền mặt trực tiếp, không hạn chế thẳng cho các gia đình. Thêm vào đó, luôn có lựa chọn mà hầu hết cánh bảo thủ ưa thích: hoàn toàn không đụng đến đô la để giảm chi tiêu của chính phủ và cuối cùng là các khoản thuế cần thiết để hỗ trợ họ.

Nhưng các viên chức Boston dường như bị thuyết phục rằng họ đang đi đúng hướng, mà không chỉ đơn giản là vì những gì chương trình có thể làm để thu hẹp khoảng cách thành tích.

Thị trưởng Wu thích nói về tầm quan trọng kinh tế của lớp mầm non như một cách giúp các bậc cha mẹ trong tuổi lao động đi tìm và giữ việc làm ― và không để các gia đình trẻ rời khỏi thành phố. “Chăm sóc trẻ là cơ sở hạ tầng hoàn toàn cần thiết cho nền kinh tế và cộng đồng chúng ta,” Bà Wu nói với HuffPost, trích dẫn kinh nghiệm bản thân với tư cách là một bà mẹ đi làm có hai con nhỏ. “Theo ý nghĩ của tôi, nó cùng loại với nhà ở giá phải chăng và phương tiện di chuyển công cộng đáng tin cậy.”

Teacher Elizabeth Nguyen comforts a student in the pre-K program at the Boys & Girls Clubs of Dorchester.Giáo viên Elizabeth Nguyễn an ủi một học sinh trong chương trình mầm non tại Boys & Girls Clubs ở Dorchester. (Ảnh của Kayana Szymczak / HuffPost)

Bà Wu cũng nói về lớp mầm non với những thuật ngữ hoa mỹ hơn, như là một ví dụ về loại “công ích” mà cư dân Boston trân trọng trong suốt lịch sử của họ.

Bà Wu nói: “Nó phản ánh di sản của chúng ta như là một thành phố, nhận ra điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta đầu tư vào công ích ― khi mọi người có thể hưởng lợi từ các nơi và chương trình miễn phí dành cho tất cả mọi người, không dựa trên những gì bạn có thể chi trả. … Đã gần 400 năm trôi qua, chúng tôi nhận ra rằng khi tất cả mọi người có đủ những gì họ cần để trưởng thành, học hỏi và phát triển, thì toàn bộ cộng đồng và xã hội của chúng đều được hưởng lợi.”

Sự nhiệt tình đó đối với chương trình mầm non phổ quát không tồn tại ở mọi nơi, thậm chí ở cả một số vùng cấp tiến nhất nước Mỹ. Như chương trình mới của thành phố New York, vốn là thành tựu chính sách nổi bật của cựu Thị trưởng đảng Dân chủ Bill DeBlasio, hiện đang gặp trở ngại vì người kế nhiệm Eric Adams, cũng thuộc đảng Dân chủ, không ủng hộ chương trình này.

Ông Adams nói ông thích một chương trình nhỏ hơn, tập trung vào những cư dân có thu nhập thấp hơn. Trong khi đó, chính quyền của ông đã chậm thanh toán cho các nhà cung cấp, đến mức một số nói rằng họ có thể phải đóng cửa, như các bài báo trên Bloomberg và The New York Times đã tường thuật chi tiết.

Và điều đó đang xảy ra, chương trình của Boston hiện đang phải tự đối mặt với một chuyển đổi lớn. Ông Sachs sẽ ra đi sau 18 năm lãnh đạo để tham gia Quỹ Gates. Thành phố đang tìm kiếm một người thay thế. Trong lúc này, bà Dias tạm giữ vai trò quyền giám đốc điều hành.

Đây là một trách nhiệm rất nặng nề. Nhưng bà Dias không xa lạ với chương trình hoặc phương cách thực hiện. Là người gốc Boston, bà có bằng cấp về giáo dục mầm non và đã làm việc nhiều năm trong lãnh vực tư nhân, cuối cùng điều hành công ty riêng trước khi đến làm việc cho thành phố. Bà đúng là một ví dụ khác về việc Boston thu hút những tài năng nhiều kinh nghiệm , có trình độ — và thêm một lý do để tin rằng thành phố đã tìm ra cách tiếp cận có thể sinh hiệu quả ở những nơi khác, miễn là cộng đồng và các nhà lãnh đạo của cộng đồng hoàn toàn cam kết đạt được thành công.

Jonathan Cohn
Ngày 8 tháng 7 năm 2023

Nguồn: https://www.huffpost.com/entry/boston-free-universal-pre-k