Sao lại có bức tượng trái lê cao 12 feet ở Dorchester ?

“Đó là tượng đài cho cư dân Dorchester và là tượng đài cho những trải nghiệm của chính họ.”

Bức tượng trái lê bằng đồng, cao 12 feet, đứng ngay gần ngã tư sầm uất ở Boston, trông có vẻ lạc lõng.

“Tôi thậm chí không thể bịa ra điều đó. Tại sao một trái lê lại ở đây?” Jaahnavi Bodkhe, cư dân Dorchester, người thường xuyên đi ngang qua bức tượng, cho biết.

Nhưng trái kim loại kỳ lạ, nhạt nhòa thực sự có liên quan nhiều đến khu phố lớn nhất và đa dạng nhất của Boston. Tác phẩm điêu khắc là sự tôn vinh lịch sử của Dorchester và bản chất cần cù của cư dân khu vực quanh vùng.

Brent Doucette, một cư dân Dorchester, có cha lớn lên ở khu vực quanh vùng, cho biết: “Dorchester có ý nghĩa đặc biệt đối với tôi. “[Trái lê] đại diện cho thành quả lao động của bạn – Dorchester là một cộng đồng của tầng lớp lao động.”

Bức tượng không chỉ là một trái lê ngẫu nhiên. Nó được mô phỏng theo trái lê yêu thích nhất của ông Clapp, một loại trái cây được trồng đầu tiên ở Dorchester.

Chung quanh nó là 10 tác phẩm nghệ thuật nhỏ hơn, tinh vi hơn, tất cả đều mang tầm lịch sử của Dorchester.

Cô Laura Baring-Gould, người nghệ sĩ đằng sau bức tượng cho biết: “Đó là một tượng đài dành cho cư dân Dorchester và là một tượng đài cho những trải nghiệm của chính họ”. “Đó là một tác phẩm nghệ thuật công cộng mong muốn thực sự được trưng bày trước công chúng, để mọi người phản ảnh thấy chính mình và nhận ra mối liên hệ trong đó. Câu chuyện của họ rất độc đáo và vô cùng quan trọng đối với họ, nhưng có mối liên hệ với người khác – quá khứ, hiện tại hoặc tương lai.”

Bức tượng tôn vinh lịch sử nông nghiệp phong phú của Dorchester

Trái lê Clapp được trồng đầu tiên ở Dorchester vào những năm 1800.

Trái lê đứng ở quảng trường Edward Everett ở giao lộ Đường Columbia và Đại lộ Massachusetts. Khu vực này từng là nơi có vùng cây xanh, đồng cỏ và vườn cây ăn trái trong quá khứ nông nghiệp của Dorchester trước đây.

Trước khi được sáp nhập vào Boston năm 1870, Dorchester là một vùng đất nông nghiệp màu mỡ trồng nhiều loại trái cây và rau quả, gồm cả anh đào, mâm xôi và dâu tây.

Ông Earl Taylor, chủ tịch Hiệp hội Lịch sử Dorchester cho biết: “Dorchester là một trong những khu vực cung cấp thực phẩm cho Boston [và] hiển nhiên có rất nhiều người trồng lê.

Tên tuổi gia đình họ Clapp có mối quan hệ sâu sắc với khu phố. Ông Roger Clapp là một trong những di dân người Anh đầu tiên trong vùng, định cư ở khu vực ngày nay là Dorchester vào năm 1630.

Hậu duệ của ông, cụ thể là ông William Clapp và các con, đã lai hai giống lê Bartlett và Flemish Beauty, tạo ra “Trái lê đắc ý của Clapp”.

Ngoài vỏ cứng rắn, trong ruột ngọt ngào: Một cách ẩn dụ mô tả cư dân Dorchester

Edward Everett Square — được đặt theo tên của chính khách Edward Everett, người sinh ra có nhà trên một khu đất nơi có quãng trường ngày nay — đã trở thành một giao lộ lớn ở Boston, tuy có rất ít chỗ dành cho cộng đồng.

Năm 1995, một nhóm cư dân, dẫn đầu bởi John McColgan, thủ quỹ của The Pear Square Collaborative và là một cư dân lâu năm ở Dorchester, đã đặt kế hoạch làm đẹp quãng trường và tạo không gian xanh cho khu vực lân cận.

Ông Taylor, người cũng là thành viên của ủy ban, cho biết: “John McColgan là người đi đầu và trong nhiều năm [Ủy ban Quãng trường Edward Everett] đã cố gắng giảm lượng lát nhựa đường ở quãng trường và cắt bớt lưu lượng xe cộ ở một số khu vực nhất định”.

Năm 2005, họ chọn Baring-Gould để trưng bày tác phẩm của cô tại quãng trường.

Cô Baring-Gould phát biểu:“Đối với tôi, việc mang hiện vật có giá trị đến Dorchester thực sự rất quan trọng. Dorchester xứng đáng có những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ”

Nghệ sĩ cho biết cô được truyền cảm hứng để tái tạo một trái lê Clapp vì bề ngoài dày, cứng cáp đặc trưng của nó nhưng bên trong lại mềm mại và ngọt ngào — một cách ẩn dụ đối với những cư dân cần cù của Dorchester, những người mà cô nói sẽ “cởi cho bạn chiếc áo sơ mi họ đang mặc”.

Nhà điêu khắc cũng muốn mỗi tác phẩm trong triển lãm đều có thể tiếp cận tận mắt được với du khách.

“Điều thật quan trọng là những tác phẩm này phải hiện hữu, trực tiếp và được mọi người nhìn thấy chính mình trong đó,” cô Baring-Gould phát biểu và nói thêm rằng cô nhận thấy rất nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện có trong khu vực quanh vùng được đặt cao và ngoài tầm với của mọi người. “Nếu chúng ta làm việc này, chúng ta phải thực hiện đúng tầm mức, vì đây là nhà của mọi người và chúng ta đang cố gắng mong họ tôn vinh cộng đồng này. Vì vậy, tôi biết rằng thứ tôi muốn là thứ mà mọi người có thể chạm tay vào và mọi người có thể tương tác.”

Trái lê khổng lồ sẽ cố chính xác nhất so với trái lê Clapp ngoài thực tế.

Cô Baring-Gould đã tới tiểu bang Washington, nơi đang trồng Clapp Pears, để có được một trái lê có kích thước trung bình, dài 3 inch làm căn bản cho bản thảo của cô. Sau đó, cô nâng lên cao 2 feet và rồi cuối cùng là đạt chiều cao tượng trọn 12 feet.

Hai năm sau, sau khi khuôn đúc ở Thái Lan, trái lê an vị nơi được thấy ngày nay.

Ông McColgan nói: “Tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh và cảm giác khi nhìn thấy trái lê được một chiếc xe vận tải lớn chở vào quãng trường và đặt vào đúng chân bệ.

‘Các chủ đề xuyên suốt lịch sử cộng đồng’: Những biểu tượng nhỏ hơn của lịch sử Dorchester được trưng bày chung quanh trái lê


Trái lê chỉ là một phần của nhiều hiện vật giống như một khu bảo tàng đang được trưng bày trên quãng trường. Vào năm 2010, 10 tác phẩm điêu khắc nhỏ hơn được trưng bày gần trái lê, tất cả đều tượng trưng một số mặt lịch sử của Dorchester.

Cô Baring-Gould nói: “Tôi biết viên ngọc quý của tác phẩm sẽ nằm ở những phần nhỏ hơn, vì đây là những phần tôn vinh lịch sử từng người của cư dân đồng thời gắn kết mối liên hệ với nhau để nói về lịch sử chung”.

Trong số những phần nhỏ hơn có thẻ bài, điện thoại quay số và một đôi giày, tất cả đều được khuôn đúc bằng vật dụng thu thập từ các thành viên cộng đồng.

Cô Baring-Gould cho biết riêng đôi giày được khuôn đúc bằng giày studio của chính cô. Chúng đại diện cho những người nhập cư đến Dorchester mang “không có gì ngoài sự nhẫn nại và cộng đồng”,

Các cựu chiến binh tại buổi ra mắt tác phẩm điêu khắc thẻ bài. (Ảnh của Laura Baring-Gould)

Thẻ bài được sưu tầm và khuôn đúc từ thẻ thật của các cựu chiến binh ở Dorchester. Bản sao khéo ngô và bí tôn vinh cư dân bản địa sống quanh vùng.

Cô Baring-Gould cho biết, trên mỗi cột trụ nơi đặt các tác phẩm nghệ thuật nhỏ có khắc những câu trích dẫn từ các thành viên cộng đồng, được cô thu thập thông qua nghiên cứu sâu rộng và lịch sử truyền miệng.

Nghệ sĩ nói: “Những câu nói của Dorchester không phải là những câu nói hoa mỹ”. “Chúng nói về những người trong cộng đồng đã hết lòng làm rất nhiều điều chỉ vì họ yêu mến cộng đồng.”

Có một câu trích dẫn được phát biểu bởi mẹ của một cựu chiến binh ở Dorchester, hy sinh ở Iraq trong khi cô Baring-Gould đang thực hiện tác phẩm điêu khắc. Bà nói: “Vì người khác, cuộc đời của anh bị cắt ngắn.”

Cô Baring-Gould nói thêm: “Nếu bạn thực hiện tác phẩm nghệ thuật công cộng và trưng bày nơi mọi người sinh sống, thì điều thực sự quan trọng là phải tôn vinh cuộc sống và trải nghiệm của những người đang sống ở đó”. “Tôi muốn đưa ra một ý tưởng không chỉ tôn vinh lịch sử của một người.”

Cộng đồng đóng góp gạch để hoàn thành dự án

Một trong những viên gạch được tặng cho quãng trường. (Ảnh của Laura Baring-Gould)

Đến cuối dự án, số tiền chính dùng để tạo ra trái lê đã cạn kiệt. Đó là khi các thành viên cộng đồng cá nhân phát huy tác dụng.

Một số viên gạch kỷ niệm các tác giả quan trọng của Dorchester, trong khi những viên gạch khác hiển thị tên của các liên đoàn lao động, một phần không thể thiếu trong bản sắc của khu phố.

McColgan và nghệ sĩ hiện đang cố gắng hồi sinh và làm sạch quãng trường bằng cách thành lập GoFundMe để hỗ trợ gây quỹ.

Thông qua sự cộng tác thực sự của cộng đồng, quãng trường Edward Everett đã trở thành trung tâm được yêu mến của khu phố.

McColgan nói: “Tôi coi trái lê là một cách ẩn dụ về nguồn dinh dưỡng cho rất nhiều người, đến từ rất nhiều nơi trong rất nhiều năm, trong rất nhiều thế kỷ”. “Nhưng vì tất cả chúng ta đều ở cùng một nơi nên chúng ta cũng có lịch sử của Dorchester. Nhận thức về lịch sử địa phương có thể giúp xây dựng nền văn hóa chung và niềm tin giữa [cộng đồng].”

“Tất cả [các tác phẩm điêu khắc] đều liên quan đến một số chủ đề có thể khiến người qua đường bắt đầu đặt câu hỏi, ‘Tôi biết gì? Tôi nên biết về điều gì?’” Taylor nói.

Và bản thân trái lê đã trở thành một biểu tượng của Dorchester, McColgan nói thêm, là một địa danh dễ nhận biết trong nghệ thuật và các bức ảnh về khu vực lân cận.

Ngay cả đối với Bodkhe, người không biết tại sao trái lê lại ở đó, tác phẩm điêu khắc này là một viên ngọc quý của cộng đồng.

Cô nói: “Khu phố này có rất nhiều viên ngọc ẩn và đây là một trong số đó”.

Bài viết của Emily Spatz

Nguồn: https://www.boston.com/news/wickedpedia/2024/06/19/pear-statue-dorchester-boston-ma/?s_campaign=Email:BComTonight&SUBID=&AUDID= ngày 19 tháng 6 năm 2024