Anh Khoa Phạm, cư ngụ tại Dorchester, năm nay 33 tuổi, được chỉ định làm Liên lạc viên của Thị trưởng Boston Marty Walsh với cộng đồng người Việt và khu phố Fields Corner, vùng Dorchester. Gia đình anh Khoa rời Việt Nam đến Boston từ năm 1994. Anh cho biết:
“Tôi luôn tự hào là một cư dân của Dorchester”.
Tuần này, phóng viên chúng tôi có dịp nói chuyện với anh Khoa về cá nhân và công việc mới này.
Dorchester Reporter: Xin cho mọi người biết về cá nhân bạn.
Khoa Phạm: Tôi theo học trường Gavin rồi tốt nghiệp trung học John D. O’Bryant, và có nhiều kỷ niệm sâu đậm ở cả hai trường. Sau bậc trung học, tôi tốt nghiệp đại học UMass Boston về ngành Tài chính. Tôi bắt đầu làm chấp hành viên cho Sở Giao thông Boston được ba năm. Công việc tại Sở Giao thông Boston đã mở đường cho tôi thấy sự cam kết phục vụ của chính quyền thành phố, và từ đó đưa tôi vào vai trò hiện tại là liên lạc viên với cộng đồng gốc Việt và vùng Fields Corner cho Thị trưởng Walsh. Tôi giữ nhiệm vụ liên lạc với Thị trưởng cho cộng đồng người Việt từ tháng 11 năm 2016 và cho khu phố Fields Corner từ tháng chạp năm 2016.
Dorchester Reporter: Ông Thị trưởng Walsh có những chỉ thị hướng dẫn gì trong vai trò liên lạc viên người Việt?
Khoa Phạm: Là liên lạc viên cho cộng đồng người Việt và khu phố Fields Corner, trách nhiệm chính của tôi là tai mắt của Thị trưởng trong cộng đồng, giúp cư dân giải quyết vấn đề mà họ đang phải đối mặt và phục vụ như là một khởi nguồn cho những người đang tìm kiếm giúp đỡ từ các dịch vụ của thành phố. Điều quan trọng tôi học được cho đến nay là luôn luôn phải năng động, tham gia vào các sinh hoạt khu phố, và lắng nghe mọi người. Sự hiện diện của cộng đồng người Việt tại Dorchester càng ngày càng nổi bật, và tôi rất hãnh diện tiếp tục phục vụ tất cả trong vai trò liên lạc cho cộng đồng người Việt và bây giờ thêm khu phố Fields Corner.
Dorchester Reporter: Điều gì đã dẫn bạn đến việc phục vụ công ích?
Khoa Phạm: Tôi cảm thấy thật thích thú khi phục vụ trong khả năng này để có thể đáp trả cho cộng đồng bằng cách giúp những cư dân là láng giềng của tôi, người mà tôi thường thấy ở các cửa hàng, hoặc từ nhà thờ lân cận, v…v… Dorchester là một khu phố lớn và dân số gốc Việt là một phần quan trọng của khu xóm đó. Tôi hãnh diện được phục vụ dưới sự lãnh đạo của Thị trưởng Walsh.
Dorchester Reporter: Bạn có gương mẩu nào trong công quyền mà bạn cho là nguồn cảm hứng?
Khoa Phạm: Một trong những mẩu gương điển hình là cha xứ của tôi (Linh mục Linh Nguyễn) tại nhà thờ Saint Ambrose ở Dorchester, nơi mà tôi là giáo lý viên trong 10 năm qua. Ông là một người thầy mẩu mực, luôn luôn làm gương bằng cung cách đối xử từng người với phẩm giá và tôn trọng, cẩn thận lắng nghe và lúc nào cũng cố gắng giúp mọi người trong khả năng có thể.
Dorchester Reporter: Bạn có khái niệm gì về những dịch vụ mà cộng đồng mong mỏi sẽ nhận được từ chính quyền thành phố?
Khoa Phạm: Tôi nhận thấy rằng một trong những cơ duyên lớn nhất của tôi trong nhiệm vụ liên lạc khu phố là làm sao mọi cư dân biết rõ các dịch vụ và các nguồn tài nguyên sẵn có phục vụ cho họ.
Cứ mỗi học kỳ, tôi thường ghé thăm các lớp học ESOL của Chương trình giáo dục cộng đồng ở nhà thờ St. Mark để gặp những người mới nhập cư đến đất nước này. Thông thường họ không nhận thức được nhiều nguồn tài nguyên mà thành phố dành sẵn để giúp đỡ họ. Tôi luôn nhớ gởi họ danh thiếp của tôi để họ có thể liên lạc khi có thắc mắc – và nhiều lần tôi được nghe gọi lại.
Dorchester Reporter: Hãy giới thiệu vài nơi bạn ưa đến ăn/uống/hay gặp gỡ ở Dorchester?
Khoa Phạm: Dù có nhiều nơi ở Fields Corner bán cà phê đá kiểu Việt còn được gọi là Cà Phê Sữa Đá, nhưng chỗ tôi thích đến là Dot Café trên Dorchester Ave. Kiểu pha làm cho cà phê nơi này khác biệt là cách đường và sữa đặc được thêm vào sau khi cà phê pha chậm nhỏ giọt xong, mới khuấy đều, rồi sau đó đổ lên đá cục.
Có rất nhiều nhà hàng Việt trong khu vực nấu các món ăn Việt rất ngon, nhưng mỗi quán thường được biết đến bởi món đặc sản riêng. Ví dụ, Phở Lê nổi tiếng món Bún Bò Huế (bún bò nấu rất cay), Ánh Hồng đặc biệt Bò Bảy Món (7 món đều dùng thịt bò), và món Bún Mắm (mắm kho mặn) tại tiệm My Sister’s Crawfish.
Tôi cũng rất thích thú nhắc thêm về nhiều tiệm độc đáo mới mở quanh khu phố trong năm vừa qua như Homestead Bakery, Churrascaria Vulcao, Reign Drink Lab, Antonio’s Pizzeria, và Coco Leaf. Chill on Park cũng là một nơi gặp gỡ tuyệt vời có món kem ngon mát miệng.
Bill Forry, Biên tập viên
Tuần báo Dorchester Reporter
Ngày 12 Tháng giêng, 2017
Mời đọc nguyên tác Anh ngữ:
http://www.dotnews.com/2017/mayor-s-new-eyes-and-ears-viet-community
* * *
Vào tối thứ Tư ngày 9/12/2015, chương trình VATV tại Boston đã có cuộc nói chuyện với Anh Khoa Phạm, Liên lạc viên với cộng đồng người Việt của Văn phòng Thị trưởng thành phố Boston. Mời xem: